Nghệ sĩ PHÙNG HÁ _ trăm năm nhìn lại
Nếu ai đã sinh ra và lớn lên ở miền Nam VN ( đồng bằng sông Cửu Long , nơi được mệnh danh là cái nôi của Cải lương ) , nhất là những người hiện giờ đang độ trung niên trở lên , chăc không ai không một lần nghe nói đến nghệ sĩ PHÙNG HÁ ...
"Từ năm 13 tuổi, cô Bảy Phùng Há bắt đầu vào nghề ca hát, trở thành đào chính của gánh Tái Đồng Ban, kiếm tiền nuôi mẹ… Thế nhưng “hồng nhan đa truân , không có mối tình nào trọn vẹn
Bài báo tuy ngắn ngủi ( 2 kì ) nhưng đã gói gọn những nét chính rất sâu sắc về BÀ , một con người có tài và có tâm , một nghệ sĩ hết lòng với đồng nghiệp cho đến bây giờ . Một NGHỆ SĨ CÓ NHÂN CÁCH .
" Sau năm 1945, Bạch công tử vừa bị phá sản, vừa nghiện ngập, vừa lâm bệnh ngặt nghèo không tiền chạy chữa. Nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ, cô Bảy xin phép chồng đem ông về nuôi dưỡng trong nhà tại số 3 đường Ngô Tùng Châu, Sài Gòn. Năm 1950, Bạch công tử qua đời trong cảnh không có đất để chôn. Cô Bảy lại xin phép chồng đưa ông về an nghỉ trên đất nhà chồng ở Gò Công, và nhờ người con riêng của chồng trông coi mộ."
và ...
"
Một ngôi chùa nghệ sĩ, một nghĩa trang nghệ sĩ với bốn trăm ngôi mộ và gần bốn trăm bộ hài cốt, Cô như người tự nguyện đi trước về sau, níu kéo thời gian đến tuổi 98 này để làm điều đó, làm cho trọn tình trọn nghĩa với thế hệ mình và cả thế hệ cháu con.
Phải, tất cả những gì mà cô đã cho, tất cả đã và đang ở lại với cô, bây giờ và mãi mãi."
Đọc để có một thoáng suy tư về Thế thái nhân tình
Một HOA CÚC TRẮNG riêng kính tặng Bà
Nhận xét