BelieVE Or Not ? Depend on you
Những ai đã từng biết đến Võ Văn Kiệt, người chứng kiến một đội ngũ trí thức trước năm 1975 hăm hở ở lại Sài Gòn để rồi, sau đó, lặng lẽ rời bỏ Sài Gòn, mới hiểu vì sao ông có thể để lại dấu ấn sâu đậm và được các bậc trí thức quý trọng
((((((((((((OOOOOOOOO))))))))))))))))))
“Nước đâu phải là chuyện của trí thức”
Ông Võ Văn Kiệt nhiều lần tâm sự, ông hiểu phần lớn những trí thức chọn ở lại sau ngày 30.4 không phải vì họ bị “kẹt”. Ông biết nhiều người có trong tay cả một chiếc máy bay đã cất cánh nhưng không thể nào rời bỏ Việt Nam được. Nhiều người, như giáo sư Châu Tâm Luân, đã từng là một “kẻ chống đối” trong chế độ cũ. Kết thúc chiến tranh là một cơ hội mà phần lớn người dân miền Nam lúc ấy hy vọng sẽ nhanh chóng thống nhất được lòng người để xây dựng một đất nước ấm no hạnh phúc. Nhưng, ông hiểu vì sao chính những người đó về sau đã “vượt biên”.
Ông Đặng Anh Võ, một chuyên gia trong ngành viễn thông, do từng phục vụ trong quân đội, sau 1975, phải đi “học tập” một thời gian. Cũng như nhiều trí thức lúc đó, ông Võ phải làm đủ nghề để kiếm sống. Ông, một người lãnh lương gần 4 cây vàng/tháng hồi trước 1975, kể lại cuộc sống về sau trong tập sách Những trang đời do hội Nghiên cứu dịch thuật xuất bản: 16:30 tan sở; 17:00 đến Trung tâm ngoại ngữ; 21:00 về, ăn qua loa rồi phụ vợ gọt thơm, gọt ổi để sáng còn kịp đi bỏ mối. Nhiều hôm, 21:00 dạy ra, bánh xe bị xẹp, phải dắt bộ 9km về nhà tự vá để tiết kiệm 3 đồng! Nhưng, sự khốn khó của cuộc sống không phải là tất cả.
Nhận xét