Vọng theo tiếng đàn


Nghề làm đàn guitar, violin, mandoline… đang ngày càng tàn lụi, cả Sài Gòn chỉ còn khoảng 10 điểm sản xuất đàn với 2 – 3 nghệ nhân sống chết với nghề. Lê Thiên Ân, một nghệ nhân làm đàn mang thương hiệu Myriam, là một người như thế

Theo nghề đàn của người cha – một học sinh trường dòng Lasalle ở Nha Trang, ông được học về âm nhạc, âm học, nắm rõ các kỹ thuật hay dở của đàn, từ đó ông tự mày mò làm ra những cây đàn mang phong cách châu Âu với chất liệu Việt Nam, và phát triển nghề đàn truyền dạy cho những người con của ông – Lê Thiên Ân từ nhỏ đã làm quen với đàn, đến 16 tuổi đã tự mình chế tác một cây đàn hoàn chỉnh mang phong cách rất riêng ở dòng guitar cổ điển. Tính đến nay, 36 tuổi đời, cũng có thể nói chừng ấy tuổi nghề, cuộc đời trôi nổi, Ân từng làm thầy dạy nghề đàn, cũng từng vào tù ra khám vì tội ăn cướp, rồi hoàn lương trở lại với nghề đàn.

Làm thầy từ niên thiếu

Sống cùng cha, phụ giúp cha làm những cây đàn giá trị, kỹ thuật chế tác đàn thấm vào máu Ân từ nhỏ. Cha anh, cụ Lê Thương Tâm nổi tiếng trong giới làm đàn và chuyên chỉnh sửa, phục chế những cây đàn cổ có giá trị của các nghệ nhân lớn trên thế giới như Antonio Stradivari (tên theo tiếng Latinh là Stradivarius). Từng bước theo nghề, học hỏi kinh nghiệm từ người cha, Ân đúc kết được những kinh nghiệm, cách thẩm âm, và kỹ thuật làm đàn rất riêng mang nhiều yếu tố thiên bẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến