Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

Vĩnh biệt Sơn Nam: Con ong rừng U Minh đã bay đi

Ngôi mộ ông sẽ mang nét rất riêng

Trong một lần nói chuyện về những ngôi mộ phá cách, không theo khuôn mẫu nhất định như mộ Nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông cho rằng đó là một hiện tượng lạ nhưng đẹp bởi các ngôi mộ đó không hề phô trương. Nó giúp người đi viếng bắt nhịp được với người đã mất, gợi được những cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống. Rồi ông trầm ngâm: “Vấn đề là tiền. Ai mà không muốn nhưng lấy tiền đâu mà làm được như vậy?”.

Cảm kích trước những đóng góp cho văn hóa Nam bộ của nhà văn Sơn Nam, từ sự giới thiệu của Báo Pháp Luật TP.HCM, tháng 6-2007 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa đã dành cho ông một phần huyệt mộ. Huyệt mộ của ông có diện tích 80 mét vuông, nằm trong khu đất đẹp nhất của nghĩa trang công viên Bình Dương - nơi dành cho mộ của các danh nhân văn hóa. Dự kiến mộ của ông được làm đặc thù, phản ánh được những nét đặc trưng của Hương rừng Cà Mau. Tất cả các chi phí về huyệt mộ, xây mộ, chăm sóc phần mộ về sau... đều được công ty lo miễn phí.

Theo TM (báo Pháp luật TP.HCM)


Vĩnh biệt Sơn Nam: Con ong rừng U Minh đã bay đi

Dù đã biết tin ông đột quỵ từ tuần trước, dù biết cái lẽ sống ở thác về là quy luật, nhưng nhận tin ông mất vẫn thấy buồn rũ. Trang sách sống về Nam bộ học vĩnh viễn đóng lại, cánh ong rừng U Minh tận tụy chắt chiu tinh túy mật ngọt của Hương rừng Cà Mau vĩnh viễn bay đi...

Mừng thượng thọ nhà văn Sơn Nam 80 tuổi. Ảnh: Nguyễn Tý

Sống thực

Suốt cuộc đời đi rất nhiều nhưng ông chỉ biết một phương tiện đi lại duy nhất là đi bộ. Có lẽ bàn chân luôn tiếp đất ấy làm cho cách nhìn, cách nghĩ của ông luôn sát thực với đời sống. Trong hàng ngàn trang viết, ông chưa bao giờ lập thuyết, lập ngôn nhưng cách sống, cách viết của ông đã tạc ra một dấu ấn đặc biệt - phong cách Sơn Nam không thể nào nhầm lẫn. Ông làm rất nhiều công việc, nghiên cứu, viết lách, cố vấn phim ảnh..., thậm chí là hướng dẫn viên du lịch nhưng tên tuổi của ông chưa bao giờ gắn với một chức danh nào. Ông là một trong rất ít người cầm bút chỉ sống bằng lao động của mình mà không lệ thuộc vào một cơ chế thu nhập nào khác.

Điều đáng trân quý nhất của phong cách Sơn Nam là cái thực từ đời sống đến trang viết. Khi được hỏi về thời gian làm tỉnh ủy viên, trưởng ban tuyên giáo hồi kháng chiến, ông trả lời rất nhẹ nhàng: “Hồi đó thiếu người, anh em cử mình lên chớ có làm được gì đâu”.

Từ một văn nghệ sĩ kháng chiến hồi cư về thành hoạt động, bị bắt bớ giam cầm, bị phân biệt đối xử, ông tự tìm đường riêng về văn hóa lịch sử Nam bộ và tạo chỗ đứng trên văn đàn Sài Gòn. Chính quyền thời ấy nhiều lần mời ông làm giám khảo cuộc thi văn học quốc gia, một danh vị nhiều người mơ ước nhưng với ông chỉ là thứ phù hoa.

Một thời gian dài, “văn phòng” làm việc của ông là quán cà phê lộ thiên ở nhà truyền thống Gò Vấp. Từ cô sinh viên đang làm luận văn tốt nghiệp, nhà báo đồng nghiệp, quan chức văn hóa các tỉnh, nhà nghiên cứu trong ngoài nước muốn xin mua kiến thức của ông cứ tới đây. Ai có hậu ý biếu phong bì cũng tốt, ai vô tình ông cũng sẵn lòng nói chuyện khề khà san sẻ kho kiến thức của mình không một chút câu nệ, phiền hà.

ĐỌC TIẾP bài : Vĩnh biệt Sơn Nam: Con ong rừng U Minh đã bay đi


TT - Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút
Hơi vọng cổ nương bờ tre
bay vút

Điệu hò... ơ theo nước chảy chan hòa
Năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê.


Ảnh: Đ.Huy
Đó là đoạn cuối trong một bài thơ của nhà văn Sơn Nam - bài thơ duy nhất của ông - bài thơ không tên, được viết làm lời tựa cho tập truyện Hương rừng Cà Mau xuất bản ở Sài Gòn năm 1961.

************
Nhà văn Sơn Nam (phải) trong một lần dự sinh hoạt đờn ca tài tử - Ảnh: L.ĐIỀN

Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: "Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: "Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi". Anh công an hỏi: "Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?". Ông già nói: "Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn". Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh".

Cho đến bây giờ, khát vọng đơn giản của ông già kia vẫn đang là khát vọng của hàng triệu con người. Càng nghĩ càng thấy "đáng sợ" một Sơn Nam.

VÕ ĐẮC DANH


ĐỌC TIẾP ở đây :Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

Nhận xét

Bài đăng phổ biến