Vĩnh biệt "ông già Nam bộ" Sơn Nam


TTO - Nhà văn Sơn Nam, "ông già Nam bộ", người được mệnh danh là nhà "Nam bộ học" vừa qua đời lúc 13g chiều nay (ngày 13-8) tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM, thọ 82 tuổi.

Sách vở, văn chương là cả niềm đam mê suốt cuộc đời ông - Ảnh: Đức Huy

Nhà văn Sơn Nam đã bị đột quỵ từ trưa 30-7 và được đưa vào phòng Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nhưng ông đã không vượt qua được qui luật của tuổi già và bệnh tật.

>> Nhà văn Sơn Nam: Cả đời viết về cuộc khẩn hoang Nam Bộ
>> Đi lãnh nhuận bút với nhà văn Sơn Nam
>> Nhà văn Sơn Nam đang nguy kịch
>> Nghe chuyện xưa, tích cũ với Sơn Nam

>> Bấm vào đây nghe Biển cỏ miền Tây
>> Bấm vào đây nghe tuyển tập truyện ngắn Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, nhà văn Sơn Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong văn chương Nam Bộ. Ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học"...

Những tác phẩm chính của ông bao gồm:

Nhà văn Sơn Nam - Ảnh: Đức Huy
Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".

- Chuyện xưa tích cũ
- Tìm hiểu đất Hậu Giang
- Hương rừng Cà Mau
- Chim quyên xuống đất
- Văn minh miệt vườn
- Lịch sử khẩn hoang miền Nam
- Hai cõi U Minh
- Vọc nước giỡn trăng
- Bà Chúa Hòn
- Bến Nghé xưa
- Cá tính Miền Nam
- Ngôi nhà mặt tiền
- Một mảnh tình riêng

Vĩnh biệt "ông già Nam bộ"... Xem Tiếp ...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến